Mục tiêu của chương học này
– Xác định các mục tiêu, các kế hoạch và giải thích mối quan hệ giữa chúng
– Giải thích được khái niệm về sứ mệnh và cách thức nó tác động đến việc thiết lập mục tiêu và hoạch định
– Mô tả được các loại mục tiêu và cách thức nhà quản trị sử dụng sơ đồ chiến lược để liên kết các mục tiêu
– Mô tả được các tiêu chuẩn thiết lập mục tiêu hiệu quả
– Giải thích được sự khác biệt giữa kế hoạch đơn dụng và kế hoạch thường xuyên
– Trình bày được những ích lợi và hạn chế của hoạch định
– Giải thích được tầm quan trọng của việc hoạch định theo tình huống, xây dựng kịch bản, và hoạch định khủng hoảng
– Mô tả được quy trình quản trị chiến lược và cách sử dụng phân tích SWOT đối với tổ chức
– Mô tả và phân biệt được các chiến lược khác nhau được sử dụng trong tổ chức
– Thảo luận các khía cạnh về tổ chức mà cá nhà quản trị cần sử dụng để triển khai chiến lược
Chủ đề thảo luận nhóm cho nội dung Hoạch định và thiết lập mục tiêu:
- Liệu rằng một nhân viên làm công việc vệ sinh có mức lương thấp tại một bệnh viện có cần hiểu các mục tiêu vượt tầm công việc mà họ được phân công hay không?
- Nhiều công ty nói rằng họ không thực hiện chính xác tất cả những gì được nêu ra trong bản kế hoạch. Phải chăng việc thiết lập bản kế hoạch kinh doanh chỉ gây ra những lãng phí về thời gian cho các công ty?
- Bạn có nghĩ rằng hoạch định ngày càng trở nên quan trọng hay kém quan trọng hơn trong thế giới đang thay đổi nhanh chóng và các cuộc khủng hoảng đã trở thành một phần tất yếu trong đời sống tổ chức?
- Thiết lập một mục tiêu bạn muốn đạt được trong thời gian học đại học. Chia nhỏ mục tiêu thành các bước nhỏ hơn, là những hành vi cụ thể cho phép bạn thực hiện mục tiêu được thiết lập. Xác định tối thiểu 5 hành vi mục tiêu để hoàn thành mục tiêu bạn muốn thực hiện.
“Bản chất của chiến lược không phải là thực hiện một kế hoạch xuất sắc tiến triển theo từng bước, mà là đặt bản thân bạn vào các hoàn cảnh nơi bạn có nhiều lựa chọn hơn đối thủ. Thay vì bám vào lựa chọn A như là giải pháp đúng duy nhất, chiến lược chân chính là việc tự xác định bạn có thể làm gì với A, B, C dựa vào các hoàn cảnh. Đó là tư duy chiều sâu có tính chiến lược, trái ngược hẳn với tư duy công thức”.
Robert Greene